Mụn Ẩn Dưới Da: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Hiểu Quả

Mụn ẩn dưới da là một trong những loại mụn cứng đầu, gây khó chịu và khó điều trị nhất trong các loại mụn. Bởi chúng không sưng đau như mụn mủ, không mất thẩm mỹ như mụn đầu đen, mà thường tập trung thành từng đám nhỏ ẩn dưới bề mặt da. Nếu không được tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách điều trị kịp thời, mụn ẩn có thể phát triển thành mụn viêm.

Cùng Glam Touch tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây nên mụn ẩn ở dưới da để từ đó có được những phương pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời nhé!

 

Mụn Ẩn Là Gì?

Mụn ẩn là mụn không viêm, không sưng, không nhức, lại có nhân nằm sâu dưới nang lông. Biểu hiện là chúng có kích thước nhỏ li ti, không mọc riêng lẻ mà mọc theo từng cụm và khiến bề mặt da trở nên sần sùi, không mịn màng. 

 

mụn ẩn dưới da

 

Mụn ẩn thường xuất hiện ở vùng má, vùng trán và dưới cằm. Bởi đây là những vùng da rất dễ chịu tác động của các yếu tố bên ngoài, cộng với việc chăm sóc da không tốt sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ bã nhờn, bụi bẩn sinh ra mụn.

Nguyên nhân gây ra mụn ẩn

Để điều trị mụn ẩn đầu tiên bạn nên xem lại nguyên nhân để tiến hành chữa trị và ngăn ngừa đúng cách để tránh chúng phát triển nặng hơn.

 

1. Làm sạch da sơ sài

Nguyên nhân chính đa số là việc làm sạch da sơ sài. Bước làm sạch là bước cơ bản nhất trong quy trình chăm sóc da. Đây là công việc quen thuộc hằng ngày nhưng vẫn thường bị một số người lơ là và coi nhẹ. Bởi không khí ô nhiễm, cát bụi, tạp chất của chống nắng và lớp trang điểm hàng ngày có thể còn tích tụ sâu trong nang lông và gây tắc lỗ chân lông. Nếu không kết hợp tẩy trang cùng việc rửa mặt đúng cách, vô tình sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn xâm nhập vào sâu bên trong gây viêm nhiễm và tạo thêm nhân mụn.

 

2. Tác động từ yếu môi trường bên ngoài

Da thường xuyên tiếp xúc và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường bên ngoài. Hay việc không thay khẩu trang đều đặn cũng có thể gây nên mụn ẩn, đặc biệt với các bạn dùng khẩu trang vải, nếu không thay thì mồ hôi và hơi thở ở miệng thở ra vào phần vải và áp vào da sẽ khiến vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào da hơn và gây nên mụn quanh vùng miệng và má. 

Ngoài ra việc không thay vỏ gối thường xuyên cũng dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào da.

 

3. Lạm dụng mỹ phẩm

Có thể bạn là người skincare rất kỹ nhưng vẫn bị mụn ẩn? Vậy hay xem lại mỹ phẩm trang điểm mình dùng hàng ngày, kiểm tra hạn sử dụng vì hạn sử dụng sau khi mở mỗi sản phẩm khác với ngày hết hạn (expiration date) nhé. Hay việc mỹ phẩm ko rõ nguồn gốc xuất xứ? Ngoài ra việc làm sạch chổi makeup hay bông phấn cũng rất quan trọng bởi vi khuẩn còn bám ở các bộ dụng cụ cũng dễ gây mụn ẩn ở dưới da.

 

4. Do thói quen sinh hoạt

Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, cay nóng và thói quen sinh hoạt không điều độ như thức khuya, thiếu ngủ cũng có thể hình thành nên mụn ẩn dưới da. Và đặc biệt, thói quen chạm tay lên mặt sẽ khiến cho vi khuẩn cùng bụi bẩn xâm nhập vào da một cách nhanh chóng và làm cho mụn ẩn ngày càng nặng hơn, lây lan nhanh hơn.

 

5. Yếu tố nội tiết

Nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây nên mụn ẩn dưới da. Ở tuổi dậy thì hoặc trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố sẽ kích thích các tuyến bã nhờn sản sinh ra lượng dầu lớn, kết hợp cùng với lớp da chết và bụi bẩn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, một số người gan bị yếu, không thể lọc bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể dẫn đến các chất độc bị đẩy ra ngoài qua bề mặt da làm xuất hiện mụn ẩn, mụn đầu đen hoặc các loại mụn khác.

 

Cách trị mụn ẩn ở dưới da

Cũng như những loại mụn khác, mụn ẩn không thể tự hết được nếu như bạn không có chăm sóc da mặt của mình,  nhưng việc loại bỏ hoàn toàn mụn ẩn lại không hề dễ dàng, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Sau đây Glam Touch đưa ra cho bạn một số gợi ý nhằm điều trị mụn ẩn triệt để, trả lại làn da mịn màng cho bạn:
Cách trị mụn ẩn ở dưới da- Chăm sóc da Hàn Quốc| Glam Touch UK

 

Làm sạch da mặt đúng cách

Đây là bước vô cùng quan trọng, bạn cần làm sạch đúng cách, có như vậy mới đẩy mụn và loại sạch tận gốc mụn. Tẩy trang mỗi tối thật kỹ sau khi sử dụng mỹ phẩm hay kem chống nắng, rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ vào mỗi sáng và tối, giúp loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết dưới da, nang lông thông thoáng dễ chịu. Buổi tối nên thêm một sữa rửa mặt chất lượng cao có tính tẩy tế bào nhẹ sẽ giúp giảm bã nhờn, bụi bẩn bám đọng tích tụ lại mỗi ngày như D'ALBA Peptide No-Sebum Mild Gel Cleanser.

 

 

Tẩy tế bào chết hàng tuần

Việc tẩy tế bào chết định kỳ giúp da sạch sâu hơn vì nó giúp loại bỏ các tế bào biểu bì cũ, bụi bẩn và phần nào ngăn ngừa cũng như loại bỏ dần mụn ẩn. Tuy nhiên, nếu tẩy tế bào chết không đúng cách cũng như quá lạm dụng sẽ dẫn đến phản tác dụng. Bạn nên xác định loại da của mình để chọn tẩy da chết vật lý hay tẩy da chết hoá học, và tần xuất sử dụng sao cho hợp lý. Sau đây là gợi ý tẩy da chết cho mỗi loại da và tình trạng da:

  • Da dầu có mụn ẩn, nên sử dụng tẩy da chết hoá học chứa BHA như COSRX BHA BLACKHEAD POWER LIQUID bởi  BHA cơ chế là tác động vào các cầu tế bào sừng và làm giảm bã nhờn, đồng thời lấy đi những lớp dày sừng ở trên bề mặt da làm da thông thoáng hơn và giảm bí tắc. Sử dụng 2-3 lần/ tuần. Nhưng nếu da có thêm mụn mủ mụn viêm thì dùng tẩy da chết AHA, ko nên dùng BHA.
  • Da khô có mụn ẩn, nên dùng tẩy da chết vật lý như Shangpree Fresh Peeling Mask, tẩy da chết dạng gel với thành phần cấp ẩm giúp làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết mà không làm khô rát da. Ngoài ra, da khô có mụn ẩn có thể dùng tẩy da chết hoá học chứa AHA bởi AHA làm mỏng sừng và cung cấp độ ẩm cho da. Với sản phẩm có thành phần AHA với nồng độ >15%, sử dụng 1-2 lần/tuần. 
  • Nếu da khoẻ và không có mụn viêm, có thể dùng tẩy da chết vât lý, kêt hợp BHA và AHA.
  • Trong thời gian bạn mang bầu xuất hiện mụn ẩn, hãy chọn tẩy da chết vật lý. Tẩy da chết hoá học gốc AHA như glycolic acid hay lactic acid, có thể sử dụng trong thời gian mang bầu.

 

Cấp ẩm, cấp nước cho da

 

Việc cung cấp đủ nước và độ ẩm cho da sẽ giúp cải thiện độ đàn hồi và loại bỏ các tạp chất cùng vi khuẩn trên da, đồng thời kiểm soát lượng dầu cũng như tăng cường sức bảo vệ da, giúp da trở nên mịn màng mà còn làm giảm mụn ẩn ở dưới da một cách rõ rệt.

 

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Ăn uống đủ các các chất cần thiết cho cơ thể, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước và hạn chế những thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, chứa nhiều đường, caffeine để đảm bảo làn da luôn khỏe đẹp và láng mịn từ sâu bên trong. Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để cơ thể được tái tạo, độc tố được thải trừ.

Đồng thời giữ vệ sinh cá nhân và nơi ở sạch sẽ, thay ga gối đều đặn cũng giúp hạn chế vi khuẩn sinh sôi tạo điều kiện cho mụn xuất hiện.

 

Chọn sản phẩm chăm sóc da và sản phẩm trị mụn ẩn phù hợp

Với các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày như serum, kem dưỡng và chống nắng, hãy chọn sản phẩm thoáng nhẹ và không làm bí hay bít tắc lỗ chân lông.

Bạn có thể kết hợp sản phẩm trị mụn như chiết xuất dầu tràm trà, Benzoyl peroxide, Salicylic acid (hay còn là BHA), AHA và Retinoids. Khi sử dụng thành phần hoá học như Retinoids hay BHA, hãy bắt đầu từ % thấp trước để tránh da bị kích ứng. 

Mặt nạ đất sét trị mụn ẩn cũng được rất nhiều tín đồ làm đẹp tin tưởng lựa chọn. Bởi đây là loại mặt nạ có tác dụng đẩy nhân mụn lên trên bề mặt da, kiểm soát bã nhờn và thu nhỏ lỗ chân lông. 

 

 

 

Khi nhắc tới mặt nạ đất sét trị mụn, cái tên mặt nạ đất sét của nhà Innisfree luôn được nhắc tới nhiều nhất, Super Volcanic Pore Clay Mask. Thành phần chính của mặt nạ Innisfree là đất sét và tro núi lửa. Những thành phần này kết hợp với nhau tạo nên sức mạnh tấn công mụn ẩn, giảm viêm, hút sạch bã nhờn, tế bào chết, vi khuẩn gây hại cho da. Sau khi làm sạch da, thoa mặt nạ lên mặt và massage nhẹ nhàng trong 2 phút, rồi để mặt nạ trên da khoảng 10 phút. Sau đó rửa đi với nước ấm, nên dùng 1-2lần/tuần để phát huy hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dùng miếng dán mụn dán trực tiếp lên vùng mụn ẩn. Về lý thuyết, miếng dán giúp loại bỏ vi khuẩn, bã nhờn và bụi bẩn. Các thành phần có thể khác nhau, nhưng hầu hết các miếng dán trị mụn đều chứa chất chống mụn, chẳng hạn như axit salicylic. Bạn có thể đeo chúng cả ngày, nhưng hãy nhớ thay miếng dán ít nhất một lần sau mỗi 24 giờ.

Lưu ý là không nên nặn mụn ẩn, vì làm như vậy không chỉ khiến mụn đau hơn mà còn có thể dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo.

 

Nguồn tham khảo:

Healthline

The Trend Spotter